Ngũ Hành là gì?
Theo triết học cổ Trung Hoa: Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa là 5 nguyên tố cơ bản hình thành nên tất cả các vạn vật trên thế giới này và luôn luôn trải qua năm trạng thái. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành. Cách gọi này không phải để chỉ các vật chất theo nghĩa đen của chúng mà là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.
Học thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 - Khắc) hay Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng (nguyên lý tương sinh-tương khắc)
Học thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 - Khắc) hay Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng (nguyên lý tương sinh-tương khắc)
Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục,bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Từ thời cổ đại đến nay, Năm nguyên tố Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa và các nguyên lý cơ bản tương sinh, tương khắc của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như:Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản,, Hồng Kông, Singapore... như hôn nhân và gia đình, tôn giáo, xây dựng nhà cửa,âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.
Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật hình thành nên Thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc
Luật tương sinh: Tương sinh có tức là hỗ trợ, giúp đỡ nhau để cùng phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 yếu tố có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá cũng là một điều không tốt và gây nên những bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
Hiện tượng tương sinh, tương khắc là hai yếu tố không thể tách rời nhau, tồn tại song song với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá cũng là một điều không tốt và gây nên những bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
Hiện tượng tương sinh, tương khắc là hai yếu tố không thể tách rời nhau, tồn tại song song với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
Trích dẫn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét